1. Hồng hoa là thảo dược gì?
Hồng hoa là loại thảo dược được trồng nhiều ở Hà Giang, nay được phát triển trồng ở nhiều nơi. Vào mùa xuân, người ta thường lấy hạt của hồng hoa để gieo trồng.
Hồng hoa có nhiều tên gọi khác nhau như Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa…
Đây là một cây thuốc quý cao hơn 1m, thân nhẵn, đứng thẳng. Lá hồng hoa mọc so le gần như không có cuống, bẹ, đầu chót nhọn như gai, mặt lá trơn màu xanh sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, hoa có ống dài hình tên, trên có 5 cánh đỏ như tua sợi.
Đầu mùa hè, khi hoa đang nở, cánh hoa đang chuyển từ vàng sang đỏ, đó là thời điểm thích hợp để bắt đầu thu hái, chế biến loại thảo dược quý này. Hoa của cây hồng hoa có mùi thơm đặc biệt, là thành phần chính để chiết xuất tinh dầu hồng hoa. Hoa được hái về bỏ đài hoa đi, chỉ dùng cánh hoa gói lại thành từng bánh phơi khô hoặc giả nát vắt thành miếng bánh phơi khô.
Cách thử hồng hoa đơn giản như sau: Chỉ cần lấy một cánh Hồng hoa bỏ vào trong chén nước nóng, nếu thấy nó có màu đỏ như máu, phơi hai đến ba lần cũng không phai màu thì đó mới là loại tốt. Hồng hoa có thể dùng sống hoặc cho vào thuốc thang sắc uống để dưỡng huyết hay tẩm rượu dùng để hoạt huyết phá huyết.
Hồng hoa phơi khô
Cách bảo quản hồng hoa cũng rất đơn giản. Do loại thảo dược này dễ hút ẩm, hay vụn mốc và đổi màu nên cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, trong thùng lọ kín, có lót chất hút ẩm.
2. Công dụng
Nhiều công trình nghiên cứu cơ bản đã chứng minh nguyên lý điều trị của y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng hồng hoa để tăng cường tuần hoàn máu và chữa chứng ứ máu có mối tương quan với các bệnh theo chẩn đoán tây y là viêm nghẽn mạch máu, nghẽn mạch não. Bên cạnh đó, Hồng hoa cũng là thảo dược đa tác dụng.
Hồng hoa có vị cay, tính ẩm, thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn. Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt: Liều lượng nhỏ làm cho tử cung co bóp đều, lượng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp, thậm chí làm rung cơ tử cung. Nhờ giúp tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim và lưu lượng máu động mạch vành mà hồng hoa có tác dụng hạ áp. Ngoài ra, loại thảo dược này còn chống nhồi máu cơ tim đã được kiểm chứng trên các loài động vật như chó, chuột bạch.
Hoa hồng hoa chứa Carthamin trong đó Aglvcon gồm 2 đơn vị Carthamidin và Isocarthamidin rất tốt cho sức khoẻ.
3. Tinh dầu hồng hoa
Tương tự như hòngo hoa khô, tinh dầu hồng hoa cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, bao gồm “cứng động mạch” và đột quỵ; điều trị sốt, khối u, ho, khó thở, tình trạng đông máu, đau, bệnh tim, đau ngực, chấn thương; kích thích đổ mồ hôi; là thuốc nhuận tràng, kích thích, chống mồ hôi, tan đờm. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho các mục đích khác.
Cơ chế hoạt động : Các axit linolenic và linoleic trong dầu hạt hồng hoa có thể giúp ngăn ngừa “cứng động mạch”, làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hồng hoa có chứa các hóa chất có thể làm loãng máu để ngăn ngừa cục máu đông, mở rộng mạch máu, giảm huyết áp và kích thích tim. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng : Đối với chứng cholesterol cao, bạn có dùng dầu hồng hoa như một thực phẩm bổ sung. Liều dùng của dầu hồng hoa có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.
Dạng bào chế của dầu hồng hoa : Dầu hồng hoa có ở dạng bào chế là dầu hồng hoa tinh chế. Người sử dụng hồng hoa cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thuộc các dạng: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, có dị ứng với thành phần của tinh dầu hồng hoa, có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
Khả năng tương tác : Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Các sản phẩm có thể tương tác với dầu hồng hoa bao gồm: Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông /thuốc chống huyết khối) vì có một số lượng lớn cây dầu hồng hoa có thể làm chậm sự đông máu. Vì vậy, dùng dầu hồng hoa cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Dầu hồng hoa có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Bạn có thể uống hồng hoa hoặc bác sĩ sẽ tiêm nhũ tương hồng hoa (Liposyn) vào tĩnh mạch.
4. Đơn thuốc có hồng hoa
- Chữa sau khi đẻ máu xấu không ra, đau bụng, bị ngất mê man, phụ nữ kinh bế lâu ngày, huyết tích thành hòn:
Hồng hoa, Tô mộc (gỗ vang), Nghệ đen đều 8g, sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống.
- Cây hồng hoa trục thai chết trong bụng ra:
Hồng hoa đun với rượu mà uống hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, Cỏ nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, Cỏ xước , sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống.
- Cây hồng hoa phòng và chống bệnh ban sởi:
Hạt Hồng hoa 3-5 hạt nhai nuốt, chiêu nước.
- Cây hồng hoa chữa đơn sưng chạy chỗ này sang chỗ khác:
Mầm cây Hồng hoa giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp.
- Hồng hoa chữa kinh nguyệt không đều, kinh đau bụng, kinh nguyệt xấu, hư khí, viêm dạ con, viêm buồng trứng, có khi dùng uống cho ra thai chết trong bụng:
Liều dùng trung bình mỗi ngày uống 4g đến 10g dưới dạng thuốc sắc.
- Trị đau sưng tấy do chấn thương ngoại khoa:
+ Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đương qui đều 10g, Đại hoàng 8g, rượu và nước mỗi thứ một nửa sắc uống
+ Hồng hoa, Đào nhân, Đương qui vĩ đều 120g, Chi tử 240g, tán bột mịn trộn đều với giấm lượng vừa đủ đun nóng đắp chỗ đau.
- Trị các chứng đau:
Dùng thứ Hồng hoa tươi gĩa vứt lấy nước cốt uống liên tục 3 lần.
5. Lưu ý khi dùng
- Phụ nữ có thai, kinh nguyệt nhiều cấm dùng
- Hồng hoa là vị thuốc giúp sức cho những vị thuốc bổ huyết, nếu dùng thì chỉ dùng ít thôi, vì dùng nhiều thì có tác dụng điều huyết mà dùng nhiều quá thì có tác dụng hành huyết, tiêu huyết, nếu dùng quá nhiều thì có tác dụng phá huyết.
- Hồng lam hoa là một vị thuốc chính về những môn thuốc hành huyết, nhưng có thể chữa cho những người sản hậu bị chứng huyết vậng.
- Khi thu hái Hồng hoa, vào lúc thời kỳ hoa đã nở rồi, hàng sáng lựa những hoa mới hái, đừng dùng hoa đã rụng, chỉ dùng hoa vừa mới nở màu nó vàng không nên lấy vội, cho tới khi nào biến ra màu đỏ tươi mới nên hái.
- Lá Hồng hoa như lá của cây Lam vì có hoa đỏ nên gọi là Hồng lam hoa.
- Hồng hoa tính giải được đậu độc, tiêu tan được chỗ sưng tấy nhưng nên nhớ chớ dùng quá nhiều mà huyết đi mãi không thôi, có khi làm cho huyết ngược lên trên.
6. Nơi mua bán vị thuốc hồng hoa đạt chất lượng
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết.
Hồng hoa là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị Y học cổ truyền... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên, người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Đối với những nơi ở phía nam nước ta có thể sẽ xa lạ với loại thảo dược hồng hoa này. Nhưng có thể chắc chắn rằng, đây là một loại dược liệu quý hiếm nên được nhân rộng ở nhiều nơi. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ về loại thảo dược này và sử dụng đúng cách thì nó mới phát huy hết tác dụng được.
Tổng hợp: CHÚC LINH
Giá trên 1SP
5 x 0 đ
Tổng giá
0 đ