Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể khỏi sau vài ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một biện pháp, bao gồm ngậm thảo dược để tăng hiệu quả điều trị các triệu chứng.
Một số thảo dược ngậm điều trị đau họng phổ biến bao gồm:
Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên thường được sử dụng kết hợp với các thành phần tự nhiên khác để làm dịu cơn đau họng. Mật ong có thể giúp chống lại nhiễm trùng, hỗ trợ giảm đau và góp phần làm tăng khẩu vị của người bệnh.
Mật ong chữa đau họng rất hiệu quả
Người bệnh đau họng có thể ngậm một muỗng cà phê mật ong nguyên chất để hỗ trợ cải thiện các cơn đau. Ngoài ra, mật ong có thể đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với nước ấm, giấm táo hoặc một số loại thảo mộc.
Ngoài ra, trà mật ong có thể làm dịu cổ họng và hỗ trợ làm ẩm cổ họng. Điều này có thể hỗ trợ cắt giảm các cơn đau một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn một loại trà xanh để tăng tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, cung cấp chất chống oxy hóa phong phú và hỗ trợ giảm viêm.
Lưu ý: Không nên cho trẻ em dưới một tuổi ngậm mật ong để chữa viêm họng . Bởi vì hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và không có hệ thống vi khuẩn có lợi để chống lại vi trùng gây hại (chẳng hạn như bào tử Botulism) đôi khi được tìm thấy trong mật ong.
Cam thảo là một loại thảo mộc đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cam thảo có đặc tính tương tự như Aspirin có thể hỗ trợ làm giảm đau họng. Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng nước cam thảo có thể giúp giảm nguy cơ bị đau họng, và mắc các bệnh lý về hệ thống hô hấp.
Súc miệng hoặc ngậm rễ cam thảo có tác dụng giảm đau họng tương tự như Aspirin
Cam thảo được khuyên dùng để điều trị các vấn đề về hô hấp. Ngậm cam thảo thường xuyên có thể giúp cơ thể sản xuất chất nhầy khỏe mạnh. Chất nhầy khỏe mạnh giữ cho hệ hô hấp hoạt động mà không bị tắc nghẽn.
Ngoài trừ ngậm cam thảo, người bệnh cũng có thể pha trà cam thảo để uống hoặc súc miệng. Đun sôi rễ cây cam thảo với nước nóng, để yên trong năm phút, sau đó dùng uống như trà hoặc súc miệng cũng hỗ trợ điều trị đau họng.
Tuy nhiên, lạm dụng cam thảo có thể dẫn đến lượng kali trong máu thấp và làm yếu cơ, ứ nước, huyết áp cao, nhịp tim không đều và gặp một số vấn đề về chuyển hóa. Do đó, sử dụng cam thảo theo liều lượng phù hợp (75 mg đối với bột và 8 ounce trà cam thảo mỗi ngày). Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ngậm cam thảo để điều trị viêm họng.
Chanh chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, axit citric có thể làm dịu viêm và giảm đau. Chanh cũng là một chất khử trùng tự nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng, phát hủy chất chầy gây đau họng. Ngoài ra, chanh cũng chứa chất làm se, ngăn chặn vi trùng tích tụ và giúp thu nhỏ hầu họng bị sưng viêm và hỗ trợ giảm đau.
Ngậm chanh có thể làm tăng sản xuất nước bọt, có thể giúp giữ ẩm cho màng nhầy, giảm kích thích và giảm đau. Người bệnh chỉ cần thái một lát chanh mỏng, tẩm với một ít muối hoặc mật ong sau đó cho vào miệng để ngậm. Người bệnh chỉ cần ngậm đến khi chanh không còn mùi vị, không cần nhai hoặc nuốt lát chanh.
Vitamin C có trong chanh giúp cơn đau họng nhanh chóng bị đẩy lùi
Người bệnh cũng có thể uống nước chanh như một loại đồ uống giải khát. Kết hợp chanh với nước ấm và một chút mật ong hoặc nước muối cũng có thể làm giảm cơn đau họng xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
Quế là một loại gia vị thơm, chứa nhiều chất chống oxy hóa và có thể hỗ trợ kháng khuẩn. Nhiều người sử dụng quế như một chất bổ sung để điều trị viêm đau họng, viêm phế quản , tiểu đường, chán ăn và một số bệnh lý khác.
Người bệnh đau họng có thể ngậm quế, kẹo có chiết xuất quế như một cách trị đau họng hiệu quả. Uống trà quế hoặc thêm quế vào các loại trà cùng mang lại hiệu quả điều trị tương tự.
Ngậm quế có thể hỗ trợ kháng khuẩn và điều trị viêm họng
Quế được sử dụng trong một thời gian ngắn để điều trị viêm họng. Tuy nhiên, quế chứa một hương liệu tự nhiên gọi là coumain. Tiêu thụ quá nhiều coumain có thể gây tổn thương gan và ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Người bệnh tiểu đường hoặc có các vấn đề sức khỏe khác nên trao đổi với bác sĩ trước khi ngậm quế chữa đau họng.
Một số loại viêm ngậm trị đau họng có thể cung cấp hydrat, chất nhầy bao phủ cổ họng và hỗ trợ giảm đau. Viên ngậm trị viêm họng thường chứa bạc hà, tinh dầu hoa cúc, gừng, chanh…. với công thức đặc biệt để làm dịu cổ họng.
Người bệnh có thể dễ dàng mua những viên ngậm không cần đơn thuốc của bác sĩ. Viên ngậm có thể dễ dàng hòa tan trong miệng, bôi trơn lớp lót của cổ họng để giảm bớt sự kích thích và đau.
Tuy nhiên, nên sử dụng viên ngậm trị đau họng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh dẫn đến một số phản ứng không mong muốn.
Đau họng do nhiễm virus thường tự khỏi sau hai đến bảy ngày. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây đau họng cần phải được điều trị y tế, bao gồm đau họng do nhiễm trùng.
Người bệnh nên đến bệnh viện nếu đau họng kéo dài hơn một tuần hoặc có các triệu chứng như: Đau họng nghiêm trọng, Sốt cao, Đau cổ hoặc cứng cổ, buồn nôn hoặc nôn, khó nuốt…
Hầu hết các trường hợp đau họng đều có thể tự cải thiện trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, đau họng do nhiễm vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh. Và các trường hợp đau họng nhẹ có thể áp dụng phương pháp ngậm thảo dược rất hiệu quả đấy.
Nguồn: Internet
Giá trên 1SP
5 x 0 đ
Tổng giá
0 đ