TẤT TẦN TẬT VỀ BỆNH ĐAU NHỨT VAI GÁY KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIÊT


I. Kiến thức về đau mỏi vai gáy

A. Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy chỉ chung các vấn đề ảnh hưởng đến hệ cơ, xương, khớp, gân, dây chằng… ở vùng vai gáy. Ảnh hưởng của tình trạng đau mỏi vai gáy khiến cho sức khỏe của bệnh nhân giảm sút, ảnh hưởng đến các hoạt động, sinh hoạt, vận động hằng ngày. Do cấu trúc và chức năng quan trọng của vùng cổ nên những tác động lên khu vực này đều có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.

B. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Đã có nhiều nghiên cứu được lập ra nhằm tìm hiểu rõ hơn về bệnh đau mỏi vai gáy. Theo những kết quả nghiên cứu thì các chuyên gia nhận định rằng đau mỏi vai gáy thường do rất nhiều yếu tố gây ra, có thể do ngồi trước quạt, điều hòa lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, nằm hoặc ngồi sai tư thế, do tuổi tác… có thể là đơn lập hay là sự kết hợp nhiều yếu tố gây nên chứng đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính như sau:

- Các bệnh lý xương khớp:

Đau mỏi vai gáy đôi khi chính là những dấu hiệu sớm của các bệnh về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, vẹo đốt sống cổ bẩm sinh, dị tật từ nhỏ, di chứng của những chấn thương vùng cổ… Những tình trạng này có thể làm tổn thương và chèn ép các dây thần kinh làm máu kém lưu thông dẫn tới bệnh viêm vai gáy gây đau mỏi vai gáy.

iem vai gay

Các bệnh lý xương khớp có thể gây đau mỏi vùng cổ vai gáy

- Nguyên nhân cơ học:

Đây là lí do chủ yếu gây đau mỏi vai gáy mà đối tượng thường gặp nhất chính là dân văn phòng. Việc ngồi một chỗ quá lâu, không thay đổi tư thế có thể gây thoái hóa sụn đệm cột sống, chèn ép rễ thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống mà hậu quả nguy hiểm là đau đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn máu…

- Đau mỏi vai gáy do tuổi tác:

Theo thống kê thì tỷ lệ những người từ tuổi trung niên trở đi cũng rất thường xuyên gặp phải căn bệnh này, do người khi càng có tuổi thì hệ mạch máu giảm tính dẻo dai, không còn đàn hồi. Có thể gọi đây là quá trình lão hóa cơ thể tự nhiên khi đến một độ tuổi nhất định.

Đối với nguyên nhân đau mỏi vai gáy do tuổi tác thường không thể đảo ngược được mà chỉ có thể làm chậm lại tiến trình này, giúp quá trình lão hóa xảy ra chậm hơn. Ngoài ra, ở người cao tuổi, nhiều bệnh xương khớp cũng có thể xảy ra song song với tình trạng đau mỏi vai gáy.

uổi tác ảnh hưởng xấu đến chức năng xương khớp, dễ gây đau mỏi vai gáy - đau mỏi cổ

Tuổi tác ảnh hưởng xấu đến chức năng xương khớp, dễ gây đau mỏi vai gáy

- Đau mỏi vai gáy do nguyên nhân khác :

Ngoài một số nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy cho bệnh nhân. Điển hình là một số nguyên nhân trong sinh hoạt như lười vận động, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, ngâm nước quá lâu, sự thay đổi hormoone và hệ cơ xương khớp khi mang thai… cũng khiến viêm vai gáy và hệ xương khớp bị đau mỏi.

C. Triệu chứng bệnh đau mỏi vai gáy

Tương tự như nhiều bệnh lý cơ xương khớp, đau mỏi vai gáy cũng có một số triệu chứng điển hình dễ nhận biết khi bệnh xuất hiện. Những triệu chứng này bao gồm:

- Đau mỏi khi giữ tư thế trong thời gian dài :

Triệu chứng đau mỏi vai gáy khi giữ tư thế trong thời gian dài đa phần gặp nhiều ở những bệnh nhân mới ngủ dậy hoặc xuất hiện khi bệnh nhân ngồi quá lâu, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài mà không đổi tư thế. Khi mới khởi phát bệnh, cơn đau thường âm ỉ, lâu dần sẽ đau nhiều hơn, tần suất cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.

gười ngồi lâu, ít vận động thường bị đau mỏi vai gáy, đau lưng - viem vai gay

Người ngồi lâu, ít vận động thường bị đau mỏi vai gáy, đau lưng

- Dấu hiệu đau lan :

Sau một thời gian tiến triển, tình trạng đau cổ vai gáy ngoài dấu hiệu đau tại chỗ còn có thể phát sinh thêm những cơn đau lan không mong muốn. Các vị trí đau lan thường xuất phát từ cổ vai gáy đến bả vai, một phần cánh tay. Đau lan có thể kèm theo tê, gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân cũng như ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh.

au mỏi vai gáy có thể lan xuống bả vai, cánh tay

Đau mỏi vai gáy có thể lan xuống bả vai, cánh tay

- Chóng mặt, ù tai, hoa mắt :

Cổ vai gáy là vị trí của nhiều mạch máu đến não, các dây thần kinh lớn, tủy sống, các cơn quan thụ cảm… Chính vì thế khi các thương tổn gây đau âm ỉ cũng phần nào tác động đến những hệ thống này, làm cho bệnh nhân có các dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, ù tai. Nhất là khi bệnh nhân cử động cổ, đứng ngồi đột ngột… Mặc dù không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai nhưng dấu hiệu này cũng khá phổ biến ở người đau mỏi vai gáy và cần thận trọng, lưu ý.

II. 8 Cách chữa đau vai gáy giúp giảm đau hiệu quả

1. Dùng thuốc Tây điều trị đau vai gáy

Việc dùng thuốc trị đau mỏi gáy gần như là một phương pháp phổ biến hiện nay, các thuốc thường được sử dụng thường là giảm đau hay kháng viêm nhanh, cải thiện cơn đau nhanh cho bệnh nhân. Bao gồm một số loại thuốc như:

- Nhóm thuốc giảm đau vai gáy:

Các thuốc giảm đau thông thường hay được các bác sĩ chỉ định như: paracetamol, acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol. Mục đích chính giúp hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng đau vai gáy thông thường. Phần lớn các thuốc giảm đau trong nhóm này không cần kê toa khi mua và được bày bán ở nhiều nơi. Tuy nhiên để tránh những ảnh hưởng xấu khi sử dụng các loại thuốc này tốt nhất bạn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng và lạm dụng các loại thuốc giảm đau dù có kê toa hay không kê toa. Sau mỗi đợt điều trị bằng thuốc giảm đau cần thăm khám để đánh giá kết quả điều trị.

ác thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol không cần kê toa như

Các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol không cần kê toa nhưng cần sử dụng hợp lý

- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid:

Trong nhóm thuốc kháng viêm thường dùng một số loại đặc trưng như: diclofenac, piroxicam, meloxicam celecoxib, etoricoxib… Các thuốc kháng viêm không steroid thường được chỉ định với lượng phù hợp để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định hoặc không chỉ định sử dụng đối với loại thuốc này.

- Nhóm thuốc giãn cơ:

Đối với những cơn đau cơ cấp hay tình trạng co cứng cơ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giãn cơ để giảm đau nhanh chóng như thuốc Myonal, mydocalm, diazepam. Các nhóm thuốc giãn cơ thường chỉ định sử dụng ở những bệnh nhân đau mỏi vai gáy có liên quan đến các cơ, qua đó giảm các triệu chứng của bệnh đau vai gáy.

huốc đau vai gáy

Diazepam là một trong những thuốc giãn cơ phổ biến thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng đau

- Nhóm thuốc giảm đau thần kinh:

Các thuốc giảm đau thần kinh thường được chỉ định như gabapentin, pregabalin… được sử dụng để giảm cảm giác khó chịu do kích thích thần kinh vùng cổ vai gáy. Tương tự như các thuốc khác, nhóm thuốc giảm đau thần kinh cần có chỉ định với liều lượng thích hợp cho từng đối tượng khác nhau.

- Nhóm thuốc chống trầm cảm:

Phổ biến trong nhóm này chính là dùng thuốc amitriptylin… Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng đối với trường hợp đau thần kinh mạn tính hoặc có rối loạn giấc ngủ. Các nhóm thuốc chống trầm cảm phù hợp với phần lớn những trường hợp mất ngủ do ảnh hưởng từ các cơn đau âm ỉ, kéo dài ở vùng vai, gáy, đau về đêm.

hóm thuốc chống trầm cảm phù hợp cho những bệnh nhân mất ngủ do đau mỏi vai gá

Nhóm thuốc chống trầm cảm phù hợp cho những bệnh nhân mất ngủ do đau mỏi vai gáy

Lưu ý:

Bệnh nhân trong quá trình điều trị đau mỏi vai gáy và sử dụng các loại thuốc trên không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ những người có chuyên môn, nhằm tránh các tác dụng phụ từ thuốc có thể gây ra. Đặc biệt là những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe có liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, rối loạn chức năng đào thải của gan, thận.

2. 4 Cách chữa bệnh đau vai gáy bằng thuốc Nam

Ngoài các phương pháp được gợi ý bên trên, người mắc bệnh đau mỏi vai gáy thường xuyên có thể tham khảo bài thuốc nam chữa đau vai gáy cấp tính. Tuy cách này không mang lại tác dụng nhanh chóng, nhưng với dược tính thiên nhiên mang lại độ an toàn và tin tưởng cao.

a. Chườm nóng bằng ngải cứu rang với muối

Ngải cứu là dược liệu tự nhiên khá phổ biến ở nước ta, có nhiều flavonoid có lợi cho sức khỏe. Dân gian thường sử dụng ngải cứu để giảm đau, giảm khó chịu do các bệnh thông thường. Không chỉ có tác dụng làm tan mỡ, tan máu bầm, phương pháp chườm nóng với thảo dược này có có tác dụng giúp vai gáy thư giãn, bớt đau nhức. Lưu ý, trong thời gian chườm nóng thì không nên xoa bóp, massage.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 1 nắm muối biển loại hạt to
  • Túi chườm sạch

gải cứu và muối giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy

Ngải cứu và muối giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy

Thực hiện:

  • Dùng ngải cứu và muối biển cho lên chảo nóng và sao vàng.
  • Cho nguyên liệu vào túi chườm, để nguội bớt và chườm nhẹ nhàng lên vị trí viêm, đau.
  • Để túi chườm nguội hẳn thì có thể sao và chườm lại khoảng 2-3 lần nữa.

Để phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhất, người bệnh nên kiên trì sử dụng kết hợp với các liệu pháp chăm sóc xương khớp khác.

b. Chữa đau vai gáy bằng rượu ngâm hạt gấc

Trong hạt gấc có nhiều loại tinh dầu khác nhau, giúp tạo màu, tạo mùi cho thực phẩm ngoài ra còn được dân gian sử dụng như một cách giảm đau nhức đối với các bệnh lý thông thường trong cuộc sống.

Chuẩn bị:

  • 50 hạt gấc chín
  • Rượu trắng 45 độ khoảng 1 – 2 lít

ạt gấc có nhiều tinh dầu giúp giảm đau

Hạt gấc có nhiều tinh dầu giúp giảm đau

Thực hiện:

  • Gấc rửa sạch, để khô, nướng cho xém vỏ sau đó để nguội bớt.
  • Đập bỏ vỏ
  • Lấy phần ruột nhân bên trong giã nát.
  • Cho phần ruột nhân vào bình sạch.
  • Đổ rượu trắng 45 độ ngập sấp phần hạt gấc sau đó đậy thật kín.
  • Rượu này để càng lâu càng công hiệu, tuy nhiên dùng liền thì chỉ cần ngâm 5-7 ngày là được.

Rượu gấc dùng để xoa bóp giúp giảm đau hiệu quả sau 5-10 phút xoa bóp.

c. Bài thuốc chữa đau khớp vai chỉ với cây lá đắng

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong thân cây lá đắng có lượng lớn hoạt chất saponin tỏ ra khá mạnh mẽ trong việc khống chế các thành phần gây viêm, đặc biệt là  viêm khớ p vai. Cách dùng cây lá đắng để giảm đau nhức cũng khá đơn giản.

Chuẩn bị:

  • Vỏ cây lá đắng khoảng 2kg
  • Thân cây bột ếch khoảng 1 kg.
  • Vỏ cây gạo khoảng 1 kg.
  • Dây đau xương khoảng 1 kg.
  • Rượu trắng khoảng 200 ml

Thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên mang đi thái thành những khúc nhỏ và phơi khô.
  • Sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị này mang đi sắc cùng với nước cho đến khi đặc quánh, tạo thành cao lỏng.
  • Khi dùng phải pha 10ml cao lỏng này cùng 200ml rượu trắng
  • Uống 2 lần/ ngày với mỗi lần dùng khoảng 50ml.

d. Bài thuốc chữa đau khớp vai với cam, phèn chua và hành khô

Phèn chua, cam và hành khô đều là những thành phần có tính kháng khuẩn tự nhiên khá cao. Trong dân gian thường dùng phèn chua và hành khô để cải thiện các vấn đề đau nhức, khó chịu do các bệnh lý thông thường gây ra. Cách dùng hành khô, cam và phèn chua cũng khá đơn giản và dễ thực hiện

Chuẩn bị:

  • Cam sành 1 quả
  • Phèn chua khoảng 2 muỗng cà phê
  • Hành khô khoảng 1 muỗng cà phê

Thực hiện:

  • Cam sành cắt lấy phần đầu quả cảm bỏ đi
  • Cho một ít phèn chua, 1 củ hành khô vào phần ruột quả
  • Đặt lên bếp nướng cho đến khi phần vỏ cam hơi sém lại
  • Sau khi nướng thì cắt ra và đắp vào vùng bị đau (chú ý tránh để bị bỏng)
  • Chỉ cần đắp khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy tình trạng đau của mình giảm đáng kể.

3. Vật lý trị liệu điều trị đau mỏi vai gáy

Bên cạnh một số biện pháp trên, vật lý trị liệu cũng là một cách để giúp bạn cải thiện các triệu chứng do đau mỏi vai gáy gây ra. Trước tiên cần thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc khi mắc bệnh để ngăn ngừa bệnh nặng hơn và thực hiện các cách trị liệu như:

  • Dùng nẹp mềm cố định đốt sống cổ trong giai đoạn bệnh gây nên những cơn đau hay chấn thương khó vận động.
  • Theo Y học cổ truyền, nhiễm phong hàn là 1 nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy, với những trường hợp này, cần phải trục xuất phong hàn ra khỏi cơ thể, giúp kinh mạch thông suốt, khí huyết không được lưu thông dễ dàng. Ngoài việc sử dụng thuốc, áp dụng kết hợp với xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu chính là phương pháp chữa bệnh mang lại tác dụng hiệu quả.

ật lý trị liệu giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy - Bệnh cổ vai gáy

Vật lý trị liệu giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy

  • Châm cứu sẽ giúp điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh, châm cứu chính xác sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp giảm đau.
  • Dùng các biện pháp trị liệu như dùng nhiệt giảm cơn đau, siêu âm trị liệu cũng giúp máu lưu thông dễ dàng hơn từ đó giảm bệnh.

Với những bệnh nhân mới phát hiện đau cổ vai gáy, chỉ cần sử dụng 1 liệu trình xoa bóp bấm huyệt, châm cứu sẽ giải quyết dứt điểm chứng đau mỏi vai gáy.

4. Học người Nhật cách chữa đau mỏi vai gáy

Chữa đau cổ vai gáy theo cách của người Nhật cũng là một cách khá đơn giản và hiệu quả. Cách này khá hữu ích với những bệnh nhân ngồi lâu, không vận động nhiều. Có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Người bệnh nằm thẳng trên giường
  • Dùng một chiếc khăn tắm nhỏ hoặc miếng vải mềm, gấp cuộn lại cho tròn.
  • Đặt khăn xuống phía dưới bả vai. Nếu đặt dưới vai phải thì cánh tay đưa trái đặt lên vai phải, cánh tay phải đưa vuông góc hướng bàn tay lên trên đầu và thả lỏng toàn thân.
  • Bệnh nhân giữ nguyên tư thế trên khoảng 10 giây để giúp cho toàn bộ cơ vai co cứng được thả lỏng.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Người bị đau cổ vai gáy có thể thực hiện cách này mỗi ngày vào lúc rảnh rỗi, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy để giúp cơ thể dễ chịu hơn.

5. Chữa nhức vai gáy bằng Đông y

Bài 1: Bài thuốc cổ phương Qua lâu quế chi thang

Thành phần Cam thảm (80g), đại táo (12 trái), qua lâu căn (80g), quế chi (120g), sinh khương (120g), thược dược (120g). Sử dụng bài thuốc sắc, chia làm 3 lần uống cho mồ hôi ra

Công dụng :  Giải cơ, phát biểu, sinh tân. Trị bệnh ở thái dương, vai và cổ đau cứng mà mạch trầm.

Bài 2: Bài thuốc cổ phương Thông khí phòng phong thang

Thành phần Bạch đấu khấu (0.8g), cảo bản (4g), hoàng bá (4g), hoàng kỳ (4g), sa sâm (12g), thắng ma (2g), thanh bì (0,8g), trần bì (2g).

Công dụng :  Khử phong, thắng thấp. Trị phong thấp, đau mỏi vai gáy, đau lưng.

Bài 3: Hoạt huyết Phục cốt hoàn

Bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn là sự tổng hợp của 3 bài thuốc thành phần là Phong thấp hoàn, Bổ thận hoàn và Giải độc hoàn. Tùy vào cơ địa của bệnh nhân, tình trạng và dạng bệnh mà bác sĩ sẽ gia giảm thuốc sao cho hiệu quả điều trị là cao nhất.

Phong thấp hoàn

Thành phần:  Phòng phong, hoàng cầm, quế chi, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, mộc qua, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu… và một số thảo dược quý khác.

Công dụng :  Thanh nhiệt tà, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.

Bổ thận hoàn

Thành phần cam thảo, cát căn, hoàng kỳ, trạch tả, thương truật, bạch thược, bạch linh, quế thanh, ý dĩ, nhũ hương, xuyên khung, đương qu,… thêm các loại thảo dược khác

Công dụng :  Khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ can thận, giúp kiện tì, ích khí, mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết.

Giải độc hoàn

Thành phần rau má, nhân trần, bạc sau, vỏ gạo, tơ hồng xanh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, hồng hoa, kim ngân cành, bồ công anh… một số thảo dược khác.

Công dụng:  giúp điều trị bệnh xương khớp, bổ huyết, tiêu sưng viêm, giảm phù nề.

Ngoài ra, sự kết hợp của 3 bài thuốc thành phần trong bài thuốc Hoạt huyết  còn mang lại nhiều công dụng khác như: tăng độ bền và dẻo dai cho khớp,  tạo chất nhầy để bảo vệ ổ khớp, tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp; giúp lưu thông khí huyết và ngăn cản thoái hóa sụn khớp.

Với ưu điểm điều trị tận gốc bệnh, bài thuốc không chỉ mang lại hiệu quả chữa bệnh lâu dài mà còn nâng cao sức khỏe của người bệnh, giúp phòng chống tái phát bệnh hiệu quả. Thành phần của bài thuốc đều là các dược liệu tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng nên an toàn, không có tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, gan…

au mỏi vai gáy là bị bệnh gì, chữa trị như thế nào? - chua dau vai gay

Đau vai gáy và cách điều trị bằng Đông y

III. Phòng bệnh và hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy cổ

Bên cạnh việc điều trị đau mỏi vai gáy với các biện pháp trên, người bệnh cũng cần chú ý đến các biện pháp phòng bệnh tái phát. Trong các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, bạn nên chú ý phòng bệnh với một số lưu ý dưới đây:

Tránh các thói quen xấu

Một số thói quen xấu có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy thường gặp như:

  • Ngồi làm việc thường xuyên trong thời gian dài, không vận động vùng cổ, vai, gáy sẽ dễ dẫn đến tình trạng đau.
  • Ngoài ra cũng nên tránh ngồi cúi gập cổ quá lâu khi ngồi đọc sách, làm việc, học tập để không ảnh hưởng xấu đến vùng cổ.
  • Bệnh nhân cũng nên tránh các thói quen bẻ cổ, lắc cổ, kê gối quá cao, nằm nghiêng, vẹo khi ngủ để tránh ảnh hưởng xấu đến vùng cổ, vai, gáy…
  • Mang ba lô nặng, mang ba lô 1 bên vai… cũng ảnh hưởng xấu đến cấu trúc vùng cổ, vai, gáy.
  • Không nên dùng điện thoại di động quá nhiều, nhất là vừa dùng điện thoại vừa cúi đầu, vừa dùng điện thoại vừa kẹp vào cổ khi nói chuyện.

Chế độ luyện tập

Các chuyên gia thường khuyến khích việc luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải, nhất là các bài tập vùng cổ. Mục đích chính nhằm tăng sức dẻo dai cho hệ thống gân, cơ, dây chằng quanh cột sống cổ. Một số bộ môn như bơi lội cũng rất có lợi cho sức khỏe vùng cổ.

Giữa giờ làm việc, sau giờ làm việc, người bệnh cũng nên kết hợp xen kẽ các bài tập ngắn để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa đau mỏi cũng như các bệnh lý vùng cổ vai gáy. Sau khi luyện tập cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để giúp cơ thể được phục hồi.

Nguồn: chuyenkhoaxuongkhop.net

Bài viết mới nhất
0
totop
Xin chào 👋
GIANG'S AFFILIATE rất vui lòng được hỗ trợ bạn. Vui lòng đặt câu hỏi ở dưới.
Chat với chúng tôi
Hỗ trợ viên đang trực tuyến sẵn sàng hỗ trợ
GIANG'S AFFILIATE là gì?
Quy định chung dành cho Cộng Tác Viên, Đại Lý thuộc hệ thống Giang's Affilate ( GA): Bấm vào đây
Cộng đồng kiếm tiền cùng GIANG'S AFFILIATE
Tham gia cùng chúng tôi để tạo cho mình nguồn thu nhập không giới hạn nhé Bấm vào đây
GIANG'S AFFILIATE xin chào 👋
Chúng tôi rất vui lòng được hỗ trợ bạn. Vui lòng đặt câu hỏi ở dưới.
agent-online
agent-online
Hỗ trợ viên đang trực tuyến sẽ phản hồi bạn trong vài phút
Chúng tôi có thể giúp gì cho quý anh chị!
Vừa mới
freshchat