Đặc điểm di truyền này khiến nhiều người có khả năng mắc các bệnh về xương khớp. Khiếm khuyết hiếm gặp này xảy ra trong cơ thể trong quá trình cơ thể sản xuất collagen, protein tạo sụn. Những khiếm khuyết này có thể di truyền và làm xương khớp hao mòn lão hóa nhanh hơn bình thường. Sự bất thường xuất hiện với những cơn đau rất sớm vào độ tuổi 20, thậm chí còn sớm hơn.
Thừa cân gây áp lực lên hông, đầu gối và bàn chân. Xương ở vị trí này sau một thời gian chịu áp lực quá mức bình thường sẽ khiến xương lão hóa nhanh chóng. Theo nghiên cứu mô mỡ dư thừa sẽ tạo ra các chất gây viêm (cytokine) gây viêm xương khớp.
Một số nghề nghiệp đòi hỏi người lao động phải lao động nặng nhọc gây áp lực cho xương khớp. Nhất là cột sống, các hoạt động uốn cong lặp đi lặp lại, nâng vật nặng làm cho sụn khớp hao mòn nhanh chóng. Sự lão hóa, mất cân bằng của sụn nâng đỡ khớp theo thời gian dẫn đến pá huy sụn khớp.
Với những người có tiền sử bị chấn thương như gãy xương, phẫu thuật hay tổn thương dây chằng. Nếu không điều trị phục hồi sẽ khiến xương tại những vị trí này sẽ nhanh chóng bị phá hủy.
Cơ thể thiếu canxi do nhiều nguyên nhân bao gồm: các bệnh rối loạn chuyển hóa, chế độ ăn uống thiếu canxi, bệnh hemochromatosis… Người mắc bệnh này thì cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt hoặc aclicgaly khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hocmon sinh trưởng. Lúc này dưới tác dụng của hocmon sinh trưởng, xương phát triển nhanh chóng nhưng canxi không kịp được bổ sung theo dẫn đến xương rất yếu và bị lão hóa rất sớm.
Người có chu kì mãn kinh sớm đồng nghĩa với việc hệ xương bị lão hóa. Bởi vào thời kì mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự giảm đột ngột của hormon estrogen và progesterol dẫ đến mất cân bằng, kéo theo một số hệ lụy là giảm canxi nhanh chóng. Cho nên sau tuổi mãn kinh xương khớp của người phụ nữ rất yếu và bị lão hóa nhanh.
Một số bệnh cũng khiến lượng canxi giảm khi sử dụng thuốc như bệnh hen suyễn, cường giáp, lupus… Uống rượi quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng canxi giảm.
Dù bắt đầu khởi phát từ nguyên nhân gì, di truyền hay tuổi tác, chấn thương hay quá trình vận động, ăn uống... thì tất cả các nguyên nhân nguyên phát gây bệnh xương khớp kể trên đều có liên quan đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Thứ phát và nguyên phát, hai nguyên nhân này cứ luân phiên cộng hưởng khiến khớp ngày càng suy sụp.
Xương trong cơ thể chúng ta xảy ra liên tục quá trình tạo xương và hủy xương để xương luôn luôn được mới. Khi ta già đi, quá trình tạo xương và hủy xương không còn cân bằng nữa, hủy nhiều hơn tạo. Điều này dẫn đến loãng xương, khiến xương giòn và dễ vỡ hơn, các thành phần và tính chất của sụn cũng thay đổi theo. Sụn khớp mất nước làm khả năng giảm ma sát bị kém đi và dần bị bào mòn. Đồng thời dây chằng cũng như các mô liên kết khác trở nên kém đàn hồi và không còn linh hoạt theo tuổi tác. Những thay đổi đó khiến biên độ hoạt động của khớp giảm, khi có một tác động làm sụn bị phá vỡ gây ra viêm, thoái hóa và đau nhức. Do đó, việc chăm sóc, duy trì độ ổn định của lớp đệm sụn khớp và xương dưới sụn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chống lại các vấn đề bệnh lý tại xương khớp, giúp hệ vận động khỏe khoắn và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu được công bố trên Orthoinfo, một ấn phẩm của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: Không được vận động thường xuyên sẽ tạo ra những thay đổi trong hệ thống xương khớp của chúng ta và đây có thể là nguyên nhân nền gây ra các bệnh xương khớp. Người tuổi càng lớn thì càng ít vận động. Khi mọi người thường xuyên đưa ra những lý do để biện minh cho việc lười vận động thì lợi ích mà một bài tập vận động toàn thân ngắn cũng đã mang lại hiệu quả không ngờ, tăng biên độ hoạt động khớp để đảm bảo tính linh hoạt. Tập tạ, rèn luyện sức mạnh là cách để xây dựng cũng như bảo tồn khối cơ bắp, ngăn chặn lão hóa và lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Nguồn: htc.com, jexmax.com.vn
Giá trên 1SP
5 x 0 đ
Tổng giá
0 đ