1 Chữa phong thấp bằng thảo dược
1. Lá lốt
Lá lốt được biết đến là thực phẩm nhiều hơn là vị thuốc. Lá lốt được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như: thịt bò xào lá lốt, bò cuốn lá lốt nướng… Tuy nhiên, ít ai biết rằng, lá lốt còn có tác dụng chữa bệnh đau lưng và bệnh phong thấp.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, tác dụng chỉ thống, tán hàn, ôn trung, hạ khí. Được dùng phổ biến trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp đặc biệt là đau khớp vào mùa lạnh, trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân… Nghiên cứu hiện đại cho thấy hoạt chất ancaloit được chiết xuất từ lá lốt còn có khả năng kháng viêm, giảm đau nhức khớp khi bị phong thấp. Chỉ cần kiên trì áp dụng cách dùng sau, các cơn đau do phong thấp dù nặng đến mấy cũng sẽ thoái lui, giúp điều trị bệnh phong thấp hiệu quả.
Lá lốt được biết đến như một vị thuốc đông y trị phong thấp
Cách điều trị phong thấp bằng lá lốt: Lấy 30g lá lốt tươi đem sắc với 2 chén nước lấy 1 chén. Buổi sáng gạn uống 1 nửa, phần còn lại uống vào buổi chiều. Rất đơn giản đúng không nào. |
2.2 Cần tây
Theo Đông Y, cần tây có vị ngọt đắng, tính mát, có nhiều tác dụng như: Dưỡng huyết mạch, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi tỳ ích khí, lợi đại tiểu tiện, giảm ho và bệnh đái tháo đường. Dùng cần tây thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh tật, nhất là với những người bị bệnh cao huyết áp và bệnh phong thấp.
Cách dùng cần tây trị phong thấp: Sử dụng 1kg cần tây tươi, bao gồm cả rễ, thân, lá: Rửa sạch, phơi khô trong bóng mát. Mỗi ngày sử dụng khoảng 150 gram cần tây khô, sắc cùng 3 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn lại chỉ còn 2 bát nước. Chia thuốc thành 3 phần và uống 3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn nóng ấm.
2.3 Gừng
Nhắc tới gừng hẳn ai cũng biết, đó là gia vị quen thuộc trong nhà bếp. Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc… Gừng là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong chế biến những món ăn như thịt, gia cầm vì gừng giúp làm mềm thịt và thêm hương vị vào món ăn. Ngoài ra, gừng cũng thường được sử dụng trong các bài thuốc trị phong thấp. Về phía củ hành, đây cũng là một loại thực phẩm có công dụng rất thần kỳ.
Gừng giúp trị phong thấp hiệu quả
Cách điều trị phong thấp bằng gừng: Ăn lượng gừng tươi vừa phải hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng.
2. Chữa phong thấp bằng các bài thuốc y học cổ truyền
2.1 Bài thuốc y học cổ truyền 1
Theo Đông y, phong thấp hay tý chứng là do cơ thể yếu đuối nên bị các chứng "Phong", "Hàn", "Thấp", "Nhiệt" thừa cơ xâm nhập kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm can, đưa đến sưng đỏ, đau nhức, nặng nề, tê bại trong cơ thể, các khớp xương, chân tay... bệnh nhân cảm thấy hàn nhiệt, biểu chứng.
Để chữa phong thấp bằng bài thuốc Y học cổ truyền này, cần chuẩn bị: Rễ cây bưởi bung, vòi voi, rễ cây cỏ xước. Chúng ta tiến hành trộn lẫn các nguyên liệu lại với nhau và đem đi sắc để lấy nước uống, mỗi lần uống 1 bát và ngày uống 3 lần sẽ giúp các triệu chứng đau nhức từ bệnh phong thấp giảm đi rõ rệt.
2.2 Bài thuốc Y học cổ truyền 2
Người bị phong thấp có thể dùng bài thuốc sau đây để chữa bệnh:
- Nguyên liệu: Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.
- Cách thực hiện:
Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150 - 200ml. Uống mỗi lần 1/2 số nước đó khi còn nóng. Dùng liên tục từ 20 - 25 ngày.
3. Chữa phong thấp bằng muối
Muối có khả năng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Ngoài ra, loại gia vị này còn tác tác dụng làm khí huyết lưu thông, giúp toàn bộ các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru, trong đó bao gồm cả hệ cơ xương khớp.
Vì vậy, ngoài việc dùng thảo dược và các bài thuốc Y học cổ truyền để chữa bệnh, người bệnh có thể áp dụng mẹo trị bệnh phong thấp bằng muối. Chỉ với nguyên liệu duy nhất là muối hạt, bạn đem rang nóng rồi cho vào túi vải ở nhiệt độ thích hợp là có ngay một bài thuốc để chữa phong thấp. Có thể dùng các cách sau để biến muối thành thuốc chữa phong thấp:
Cách 1: Lấy 1 chén muối đem rang lên cho nóng. Sau đó bọc vào một miếng vải và chườm ngay khu vực khớp bị ảnh hưởng bới bệnh phong thấp sẽ giúp giảm đau nhức nhanh chóng.
Cách 2: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khoảng 50 độ, thêm 2 thìa muối vào quậy tan. Ngâm chân vào nước muối mỗi tối trước khi đi ngủ có tác dụng kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân, làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu đến khớp bị tổn thương và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Chườm túi muối nóng này lên chỗ bị đau nhức khoảng 30 phút sẽ làm giảm những cơn đau hiệu quả.
Muối có công dùng thần kỳ trong điều trị phong thấp
Cách trị bệnh phong thấp tại nhà bằng muối giúp giảm đau, chống viêm khớp và làm tổn thương nhanh lành
4. Cách trị bệnh phong thấp tại nhà bằng liệu pháp nhiệt
Chườm nóng hay chườm lạnh là những phương pháp đơn giản được nhiều người thực hiện để đối phó với bệnh phong thấp. Cùng áp dụng liệu pháp nhiệt như chúng mang đến những tác dụng khác nhau:
- Chườm lạnh: Nhiệt lạnh có tác dụng làm hạ thân nhiệt, giảm hiện tượng đau và sung huyết cục bộ tại khớp tổn thương. Bạn có thể áp dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi khớp có biểu hiện sưng đau.
Cách tiến hành: Lấy một túi đá lạnh hoặc dùng khăn nhúng vào nước lạnh chườm lên vị trí bị đau. Để như vậy khoảng 20 phút cơn đau sẽ được xoa dịu.
- Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng làm co giãn các gân cơ và dây chằng, làm tăng tuần hoàn máu đến khu vực khớp bị bệnh và giảm kích thích trên dây thần kinh, từ đó giúp người bị phong thấp bớt đau.
Bạn có thể chườm nóng khô bằng cách dùng một chai nước nóng, túi đựng nước nóng, hay một cục gạch nướng áp vào khu vực tổn thương. Một cách khác đơn giản hơn là lấy khăn thấm nước nóng rồi chườm lên chỗ cần điều trị.
Cần lưu ý, nhiệt độ khi chườm nóng chỉ nên dao động từ 40 – 60 độ để tránh bị bỏng. Thời gian chườm trung bình kéo dài từ 20 – 30 phút. Lặp lại sau 3 giờ nếu khớp lên cơn đau.
5. Day bấm huyết chữa phong thấp
Day ấn huyệt là cách trị bệnh phong thấp tại nhà đang được ứng dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Liệu pháp này sử dụng lực của các ngón tay nhằm kích thích vào các huyệt đạo phản chiếu trên cơ thể và đả thông mạch máu. Qua đó làm tăng tuần hoàn máu, giảm tình trạng co cứng khớp và giúp người bệnh bớt đau đớn.
Khi thực hiện, người bệnh ngồi trên ghế tựa hoặc nằm trên giường có nệm phẳng, không quá mềm. Sau đó dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt liên quan đến khớp bị viêm với lực tăng dần. Thao tác day bấm huyệt đòi hỏi phải có độ chính xác cao, nếu không sẽ chẳng mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của thầy thuốc.
6. Cách chữa bệnh phong thấp tại nhà bằng các bộ môn vận động đơn giản
Tập luyện thể dục thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp, đặc biệt là khi bạn đang bị phong thấp. Các bộ môn luyện tập dưới đây có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của căn bệnh này:
- Đi bộ: Giúp duy trì tính linh hoạt và sự dẻo dai của xương khớp, đưa máu đến khu vực bị bệnh nhiều hơn để sửa chữa những tổn thương do phong thấp gây ra.
- Thái cực quyền: Các bài tập uyển chuyển của bộ môn này có tác dụng xoa dịu căng thẳng thần kinh, giảm cứng khớp.
- Yoga: Liệu pháp này giúp thư giãn thần kinh và các cơ bắp, giảm đau khớp.
- Bơi lội: Bôi lội có tác động toàn diện đến các khớp trong cơ thể. Nó giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp, giải phóng áp lực cho khớp và dây chằng, cải thiện tình trạng co cứng khớp ở người bị phong thấp.
Bơi lội có thể góp phần điều trị phong thấp. Nguồn: Internet
Thời gian tập luyện mỗi ngày lý tưởng nhất là 30 phút. Bạn có thể chia nhỏ buổi tập thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài 5 – 10 phút để không bị quá sức.
Lưu ý: Khi sử dụng cách chữa bệnh phong tê thấp này, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều tính hàn, vì như thế sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Tống hợp: CHÚC LINH
Giá trên 1SP
5 x 0 đ
Tổng giá
0 đ