Trong y học cổ truyền, thuật ngữ “Bấm huyệt” được hiểu là dùng ngón tay tác động vào huyệt với các thủ thuật: ấn (huyệt), day (huyệt), điểm (huyệt), bấm (huyệt). Ấn huyệt là dùng đầu ngón tay ấn vào huyệt theo hướng chếch khoảng 45 0 , khoảng 1 phút. Day huyệt là trên cơ sở ấn, di chuyển ngón tay theo hướng tròn trên huyệt khoảng 1 phút. Điểm huyệt là dùng đầu ngón tay tác động vào huyệt theo hướng thẳng đứng (khoảng 90 0 ) khoảng 1 phút. Bấm huyệt là dùng móng ngón tay cái tác động mạnh đột ngột vào vùng huyệt rồi nhả ngay
Mục đích của phương pháp trên là làm cho dinh vệ điều hoà, thư cân, hoạt lạc, qua đó điều hoà được khí cơ bị rối loạn làm mềm cân cơ và giảm đau.Cần chống chỉ định với những người mắc bệnh: Cảm mạo, mệt mỏi, suy nhược, tiêu hoá kém, đau nhức cơ khớp (đau cổ gáy, đau vai, đau lưng) đau bụng, đau đầu, đau răng, đái dầm, di chứng bại liệt, di chứng trúng phong, liệt giây thần kinh ngoại vi, đau giây thần kinh ngoại vi, mất ngủ, lác mắt, cận thị, ngạt mũi… Có thể dùng trong cấp cứu ngất, bất tỉnh.
Dụng cụ
Bệnh nhân:
Thầy thuốc:
Địa điểm:
- Bệnh nhân (ngồi, nằm) ở tư thế thích hợp, bộc lộ nơi cần bấm huyệt và phối hợp với thầy thuốc trong quá trình bấm huyệt.
- Thầy thuốc:
+ Dùng cồn sát trùng tay
+ Đứng ở vị trí trước, sau, cạnh bệnh nhân, thích hợp cho công việc bấm huyệt.
+ Xác định vị trí cần bấm (huyệt trên đường kinh, huyệt ngoài đường kinh, huyệt a thị), bấm huyệt đồng thời theo dõi phản ứng của người bệnh, giải thích những cảm giác của bệnh nhân khi được bấm huyệt.
+ Lực bấm từ nhẹ đến mức bệnh nhân chịu được, không làm tổn thương da bệnh nhân và gây ngất sỉu do quá đau.
+ Bấm lần lượt từng huyệt theo yêu cầu của điều trị. Sau các bước tiến hành thầy thuốc ghi chép các thủ thuật bấm, tên huyệt dùng, phản ứng của bệnh nhân khi được bấm huyệt, thay đổi của triệu chứng sau khi bấm huyệt.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com
Giá trên 1SP
5 x 0 đ
Tổng giá
0 đ